Phỏng vấn tuyến đầu: Dịch bệnh diễn biến xấu ở Trung Quốc, Trung Cộng quản chế gây nhiều tranh cãi

Một đợt dịch bệnh mới hiện đang hoành hành tại Trung Quốc đại lục, lan khắp ít nhất 13 tỉnh thành. Chính quyền Trung Cộng đã thực hiện quản lý khắt nghiệt hơn, sẽ kết án hình sự đối với người vi phạm, hình phạt nặng nhất có thể là tử hình. Những quy định mới này đã dẫn đến nhiều tranh cãi.

Ảnh chụp vào ngày 26/10/2021, người dân Bắc Kinh đang xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 (Ảnh: NOEL CELIS/AFP via Getty Images)

Trung Quốc đại lục bệnh dịch phát tán, nhiều nơi đang thực hiện phong tỏa

Theo tin thức chính thức của chính quyền Trung Cộng, bắt đầu từ ngày 28 tháng 10, tại tòa nhà Số 1 và số 3 cụm dân cư số 1 quận Triều Dương, thành phố Bắc Kinh đang phải thực hiện phong tỏa, cư dân phải tiến hành xét nghiệm COVID-19 (virus Trung Cộng).

15 giờ 20 phút ngày 28/10/2021, thành phố Tế Nam đã nhận được báo cáo của cơ quan quản lý đường sắt cho biết chuyến tàu G14 (tuyến từ thành phố Thượng Hải đến nam Bắc Kinh) có một nhân viên phục vụ được xác nhận là có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid. Người nhân viên phục vụ này có tiếp xúc với 211 nhân viên khác, tất cả là 212 người đã được chuyển tới khu cách ly tập trung để tiến hành cách ly.

Bắc Kinh lập án xử lý đối với người vi phạm quy định phòng dịch

Buổi chiều ngày 27/10/2021, Bắc Kinh đã mở buổi họp báo lần 249 liên quan đến công tác chống dịch và đã công bố 5 trường hợp bị án hình sự. Những người tổ chức và tài xế của đoàn du lịch xuyên tỉnh (gồm 53 người) tại quận Xương Bình, Bắc Kinh đã bị cảnh sát điều tra vì tình nghi vi phạm quy định phòng dịch.

Ngày 28/10, một số người ở quận Xương Bình, Bắc Kinh đã bị khởi tố hình sự vị không phối hợp với công tác điều động. Ngày 27/10, đã có 13 doanh nghiệp ở quận Xương Bình bị báo cáo vì không làm tốt việc phòng dịch.

Học giả: Vi phạm có thể tử hình? Liệu có thành sự thật?

Ngày 28/10, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đã phỏng vấn trực tuyến người phát ngôn báo chí của chính quyền Bắc Kinh và một luật sư ở Bắc Kinh nhằm giải thích về những vấn đề pháp lý liên quan đến phòng chống dịch bệnh. Bản tin nói rằng căn cứ vào bộ luật Hình sự của Trung Quốc và văn bản “Giải thích những vấn đề phát sinh liên quan đến án hình sự trong xử lý dịch bệnh”, nếu cấu thành Tội gây nguy hiểm cho an toàn công cộng thì mức án cao nhất có thể là tử hình.

Tiến sỹ Trương, một người làm việc trong ngành luật tại Bắc Kinh, vào ngày 28/10 đã trả lời phỏng vấn của tờ Epoch Times rằng nếu như vi phạm quy định phòng dịch mà bị kết án tử hình thì cách nói này quả thật khoa trương, bởi nếu muốn định tội này cho cá nhân thì trước hết phải xác định hành vi đó có phải là cố ý hay không. “Nếu như là cố ý làm lây lan dịch bệnh, vậy có thể hình phạt sẽ tương đối nặng. Nhưng mà ít nhất cho đến hiện nay, từ cuối 2019, đã sắp hết 3 năm rồi, không có phát hiện một người nhiễm bệnh nào cố ý làm lây lan virus cả, không nghe nói qua”, ông Trương nói.

“Nhưng vô ý là có khả năng nhất, bởi vì loại bệnh này một khi mắc phải là phải cách ly, ít nhất 14 ngày. Người thông thường không ai chịu nổi. Không loại trừ trường hợp có một bộ phận người xuất hiện triệu chứng sốt nhưng trong lòng lo ngại, không muốn đi chẩn đoán nhưng sau này lại bị xét nghiệm dương dính. Nếu như vô ý gây hại cho an toàn công cộng thì không thể tử hình”.

Học giả: Công tác phòng dịch các cấp từ trên xuống dưới thêm nặng tay và lý do ẩn giấu đằng sau

Dịch bệnh bùng lên sớm nhất cũng tại Vũ Hán vào tối ngày 26/01/2020, phòng Tin tức chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã phát biểu trong buổi họp báo rằng vì thời gian Tết và dịch bệnh nên có hơn 5 triệu người đã rời khởi Vũ Hán. Theo bản tin của nhiều kênh truyền thông, chính quyền Vũ Hán lúc đầu đã cố gắng dây dưa không công bố dịch bệnh từ đầu, dẫn đến lây lan trên toàn cầu. Do vậy, tiến sĩ Trương nói rằng, quan chức Trung Cộng đã có hành vi cố ý che dấu dịch bệnh, yếu tố cấu thành tội gây hại cho an toàn công cộng.

Tiến sỹ Trương nói rằng “Đối với những người lãnh đạo đảng, chính quyền cho đến những người có trách nhiệm trực tiếp tại Vũ Hán và Hồ Bắc, hoàn toàn có thể khởi tố Tội gây nguy hiểm đến an toàn công cộng, như Bí thư thành ủy Vũ Hán, Bí thư tỉnh ủy Hồ Bắc, còn có cả Bí thư đảng ủy Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán Thái Lợi đã hù dọa, trù dập bác sĩ Ngãi Phấn cho đến Cảnh sát trưởng, cảnh sát Đồn Cảnh sát đường Trung Nam phân cục Vũ Xương thành phố Vũ Hán đã tuyên truyền, hù dọa bác sỹ Lý Văn Lượng một cách phi pháp, cho đến các lãnh đạo công an, đài Trung ương và những người có trách nhiệm trực tiếp đã câu kết với nhau tung tin hù dọa người dân toàn quốc, kỳ thực đã đủ yếu tố cấu thành tội gây nguy hiểm cho an toàn công cộng để khởi tố họ”.

Tiến sỹ Trương cho rằng thủ đoạn phòng dịch nặng tay từ trên xuống dưới của Trung Cộng, ngoài mục đích khống chế dịch bệnh ra, còn có tác dụng che đậy vết nhơ khi ứng phó với dịch bệnh lúc đầu. “Từ cuối năm 2019 cho đến nay, các quan chức ở mọi cấp bậc khác nhau lại tiếp tục thêm nặng tay, sử dụng những thủ đoạn càng lúc càng hà khắc hơn để tiến hành cái gọi là khống chế dịch bệnh, mục đích của họ không đơn thuần là khống chế dịch bệnh, mà là thông qua các biện pháp hết sức khoa trương quá đáng này để che đậy hết mức tối đa cái vết nhơ đã xảy ra cuối năm 2019 đầu 2020 khi mà những cơ quan như Ủy ban Y tế Quốc gia, Đài truyền hình trung ương cho đến cả các ban bệ chả liên quan gì đến vấn đề dịch bệnh như Công an đã cực lực bịt miệng, đả kích những người dân dám nói lên sự thật như bác sĩ Lý Văn Lương, Ngãi Phấn, v.v….”, ông Trương nói.

Tiến sỹ Trương cho rằng trong làn sóng dịch bệnh mới phát tán ở Bắc Kinh lần này, một số quan chức địa phương vì giữ ghế, nên đã gia tăng thêm các thủ đoạn từ trên xuống dưới.“Gần đây, các địa phương có dịch lan đến đều khiến lòng người hoảng hốt, các cấp cán bộ công chức đặc biệt là những người ăn cơm nhà nước, đều phải đụng chạm đến vấn đề giữ ghế. Nếu như bị nhận định là công tác phòng dịch không tốt thì rất có khả năng họ sẽ bị đánh giá hoặc cách chức. Đây cũng là một cái tác phong nhất quán của chốn quan trường Trung Cộng, ở trên có một cái chỉ lệnh thì các cấp ở dưới sẽ thêm thắt vào nhiều hơn nữa, thủ đoạn càng lúc càng lợi hại”, theo ông Trương.

“Hiện tại, tôi nghe nói rằng có một số địa phương đang tiến hành xét nghiệm toàn dân, tức là bất kể bạn có ở khu ổ dịch hay không, có phải từng tiếp xúc với những khu có dịch hay không, tất cả đều phải tiến hành xét nghiệm toàn dân. Đây chính là thủ đoạn nhất quán của cái chủ nghĩa quan liêu kiểu Trung Cộng, giống như chữa lợn lành thành lợn què, họ cũng không hề dám nhắc đến những hành vi che đậy, đàn áp, phá hoại khi dịch bệnh phát sinh lúc ban đầu”, theo ông Trương.

Luật sư: Chính quyền dùng thủ đoạn thổ phỉ đề phòng dịch, dọa nạt người dân

Đối với việc Trung Cộng dùng mức án cao nhất là tử hình đối với người vi phạm quy định phòng dịch, luật sư Vương – tại thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) vào ngày 28/10 đã trả lời phỏng vấn của Epoch Times rằng đây là cách Trung Cộng sử dụng thủ đoạn thổ phỉ đề phòng dịch, dọa nạt người dân. “Điều này năm ngoái đã nhìn thấy rồi, đây là giải thích tư pháp của Tòa án nhân dân tối cao, khẳng định là không có căn cứ pháp lý, đây đều là để dọa nạt người dân, dùng thủ đoạn thổ phỉ để phòng dịch, trên thực tế đúng ra là phòng người, trị người”.

Đối với sự kiện 53 người ở quận Xương Bình, Bắc Kinh tham gia tour du lịch trong ngày và trong đó có 1 người dương tính, người tổ chức đã bị khởi tố hình sự, Luật sư Vương nói: “Phòng dịch là cái cớ tốt nhất để thực hiện thủ đoạn của chủ nghĩa khủng bố. Nhưng họ chẳng hề truy cứu về hành vi che đậy kéo dài của chính quyền địa phương khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán, chết cũng không nhận lỗi, đây là bản tính của họ”.

Người dân đại lục: Bệnh dịch mất kiểm soát, chính quyền lo sợ

Ông Ngô, một cư dân tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) vào ngày 28/10 đã trả lời phỏng vấn của Epoch Times rằng chính quyền địa phương truy cứu trách nhiệm hình sự với những ai “phá hoại công tác phòng dịch, thậm chí lấy án tử hình ra để uy hiếp. Kỳ thực, điều này đã phản ánh ra tâm trạng hoảng hốt trầm trọng của họ khi ứng phó với dịch bệnh.

Ông Ngô nói: “Trong tình hình vắc xin sản xuất tại Trung Quốc đã vô hiệu một cách nghiêm trọng, chính quyền chỉ có thể dựa vào những phương cách tử thủ sống chết để “xóa F0” nhưng hiện nay trong nước, cách thức quản chế hà khắc này đã gây ra tổn hại to lớn cho nền kinh tế, những khu vực như ở Thụy Lệ này phần đông dân chúng đã quá oán thán, loại phương pháp này khẳng định là không thể tiếp tục lâu được”.

“Cách giải quyết duy nhất là nhập vắc xin và dược phẩm có hiệu quả cao của nước ngoài, đồng thời có sự nới lỏng và sống chung với virus. Nhưng Trung Cộng không thể bỏ cái thể diện xuống để làm việc này được, bởi vì như vậy sẽ thừa nhận rằng phương thức phòng dịch mà Trung Cộng vừa tự làm vừa tự khen đó đã thất bại, cho nên chỉ có thể lợi dụng đến hình pháp, thậm chí dùng án tử để dọa nạt, khiến dân chúng phải phục tùng sự quản chế của Trung Cộng”.

Ông Ngô nói thêm“Nhưng như vậy không những không giải quyết được những vẫn đề hiện hữu, mà ngược lại sẽ kích hóa mâu thuẫn, gia tốc thêm sự phá sản cho mô thức phòng dịch kiểu Trung Cộng”.

Theo Epoch Times đưa tin ngày 29/10/2021

1 bình luận cho “Phỏng vấn tuyến đầu: Dịch bệnh diễn biến xấu ở Trung Quốc, Trung Cộng quản chế gây nhiều tranh cãi”

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

BÀI VIẾT MỚI

Theo dõi Thiên Thảo’s Blog

THEO DÕI BLOG TỪ EMAIL / SUBSCRIBE

Nhập địa chỉ email để theo dõi những bài đăng mới nhất của Thiên Thảo’s Blog.

Tạo một blog trên WordPress.com