Chuyên gia giải đáp 3 vấn đề lớn của vắc xin Trung Quốc

Thuật lại từ buổi phỏng vấn chuyên gia Virus học người Mỹ, cựu Giám đốc Phòng thí nghiệm các bệnh về virus tại Viện Nghiên cứu Y học Quân đội Hoa Kỳ Walter Reed (WRNMMC), tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Sean Lin), đăng ngày 03/4/2021 của chương trình Health 1 Plus 1.

Hiện tại, Trung Quốc đã có hơn 100 triệu người được chủng ngừa. Gần đây, theo lời của Giám đốc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc (CDC), Cao Phúc, thì sức bảo vệ của vaccine quốc doanh ngừa virus corona của quốc gia này không cao, dấy lên sự bất an trong dân chúng. Sinovac và Sinopharm là hai loại vaccine được quan tâm nhất của Trung Quốc, tỷ lệ bảo vệ, tính an toàn của hai nhãn vaccine này rốt cuộc như thế nào? Chuyên gia virus học, cựu Giám đốc Phòng thí nghiệm các bệnh về virus tại Viện Nghiên cứu Y học Quân đội Hoa Kỳ Walter Reed (WRNMMC), tiến sĩ Lâm Hiểu Húc (Sean Lin), đã có những giải đáp của mình về 3 điểm nghi hoặc đối với vaccine Trung Quốc. Dưới đây là bài tường thuật lại những điểm chính của buổi phỏng vấn tiến sĩ Lâm Hiểu Húc.

Xem toàn bộ chương trình tại:

Câu hỏi 1: Vì sao tỷ lệ bảo vệ của Sinovac và Sinopharm không đạt trên 80%?

Căn cứ theo số liệu mà chính quyền Trung Quốc công bố, hiệu lực bảo vệ tổng thể của vaccine Sinovac chỉ đạt 50.56%, hiệu lực bảo vệ tổng thể của vaccine Sinopharm (Bắc Kinh) đạt 79.3%; vaccine Sinopharm (Vũ Hán) đạt hiệu lực 72.5%. Nhưng đến ngày 10 tháng 4 năm nay, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc, Cao Phúc, lại nói rằng, hiệu lực bảo vệ của vaccine Trung Quốc không cao và đề xuất để người dân tiêm trộn các loại vaccine có được sản xuất bằng những kỹ thuật khác nhau, đồng thời kêu gọi nên quan tâm đến vaccine công nghệ mRNA.

Nguyên nhân hiệu suất bảo vệ của vaccine Trung Quốc không cao có liên quan đến khía cạnh chủng loại của vaccine.

Sinopharm và Sinovac đều là hai loại vaccine bất hoạt, là khiến nguyên bản virus chết đi rồi mới điều chế thành vaccine.

Bởi vì nó sử dụng nguyên bản hoàn chỉnh của tế bào virus, cho nên nó có đầy đủ các loại trình tự protein của virus. Tuy nhiên, virus đã bị giết chết thì kết cấu của nó cũng xuất hiện một số thay đổi. Giống như một con người, lúc sống thì có các dạng biểu đạt cảm xúc, động tác nhưng khi chết rồi thì trông vẫn giống như con người đó, chỉ có điều không còn sức sống mà chỉ là cái xác mềm nhũn. Hệ thống miễn dịch của con người vô cùng thông minh, nó sẽ không có quá nhiều phản ứng đối với xác chết của con virus. Do vậy, vaccine bất hoạt sẽ không kích hoạt được phản ứng miễn dịch mãnh liệt của cơ thể hay khả năng kích hoạt sức phản vệ của tế bào T cũng rất thấp.

Xem thêm: Phỏng vấn chuyên gia virus học: Sức miễn dịch của bạn mạnh hơn vaccine?

Các tiêu chuẩn của quốc tế về tỷ lệ bảo vệ của vaccine bất hoạt hoặc bán bất hoạt thường được định tại con số khoảng 50%. Ví như vaccine cúm, bất kể là bất hoạt hay bán bất hoạt, tỷ lệ bảo vệ là từ 50% đến 70%, thấp hơn nhiều so với các vaccine sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer hay Moderna là 90%.

Câu hỏi 2: Vaccine bất hoạt có tồn tại nguy cơ?

Vaccine bất hoạt chủ yếu có 2 nguy cơ:

1/ Vaccine bất hoạt trong quá trình sản xuất thường đối mặt với vấn đề mất an toàn rất lớn

Điều chế vaccine bất hoạt, trước tiên là phải nuôi virus, sau đó làm cho nó bất hoạt. Như vậy, thử thách đầu tiên mà người ta phải đối mặt là virus có được bất hoạt triệt để hay không, có lưu lại những mầm virus vẫn còn sống hay không. Do vậy, từ góc độ nuôi dưỡng virus, làm cho bất hoạt đến vấn đề kiểm nghiệm, mỗi một bước đều cần quá trình giám sát chặt chẽ.

Nếu như trong quá trình sản xuất vaccine, virus không được làm cho bất hoạt triệt để, vậy thì một người khỏe mạnh bình thường sẽ nhiễm bệnh do vaccine. Mà virus corona (còn được biết đến là virus Trung Cộng) có sức phát tán lớn, tỷ lệ tử vong cao và có thể tấn công nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể người, mức độ nguy hiểm vượt xa SARS và chứng suy hô hấp Trung Đông MERS, tác hại sau khi bị nhiễm là rất lớn.

2. Hiệu ứng tăng cường phụ thuộc kháng thể (ADE)

Hiệu ứng tăng cường phụ thuộc kháng thể, gọi tắt là ADE, là khái niệm chỉ cơ thể sau khi tiêm vaccine có sản sinh ra một số kháng thể nào đấy nhưng lại không thể đối kháng lại virus, mà ngược lại còn giúp virus xâm nhập vào tế bào cơ thể dễ hơn.

Đây là vấn đề thường gặp của vaccine bất hoạt. Như trường hợp của SARS và hội chứng MERS đã hoành hành nhiều năm nhưng từ trước đến giờ, vẫn chưa thể phát triển thành công vaccine, chính là vì không có cách nào đột phá được rào cản này, tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ đại loại như vậy vẫn khá cao.

Thực ra, vaccine Trung Quốc rốt cuộc sẽ sản sinh ra những tác dụng phụ nào, công ty điều chế vaccine không công bố quá nhiều chi tiết, truyền thông chính quyền cũng không công bố tin tức gì liên quan đến tác dụng phụ, hiện tại chỉ có thể dựa vào các báo cáo về phản ứng có hại tại Hồng Kông hoặc các quốc gia có sử dụng Sinopharm và Sinovac để tham khảo.

Theo lý mà nói, Trung Quốc đã có 100 triệu người tiêm chủng (con số tại thời điểm ông Lâm được phỏng vấn), thì những số liệu liên quan như trên sẽ rất nhiều. Hy vọng chính quyền Trung Quốc sẽ giống như các quốc gia khác, công bố các số liệu một cách tường tận và cụ thể, để người dân biết được nguy cơ sau tiêm chủng.

Đồng thời, chính quyền Trung Quốc nên làm giống Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC US) thành lập một hệ thống phản hồi các tác dụng không tốt của vaccine, để người dân nếu có bất cứ phản ứng có hại nào có thể kịp thời báo cáo vào hệ thống, giới nghiên cứu có thể tra cứu rõ ràng và kịp thời biết được những tình huống cụ thể của phản ứng gây hại. Minh bạch trên phương diện này là rất cần thiết, đó là việc liên quan đến sức khỏe và sự sống chết của con người.

Câu hỏi 3: Số liệu về vaccine Trung Quốc trong 3 đợt trở lại đây không được công bố trên các tạp chí quốc tế là vì nguyên nhân gì?

Vì sao số liệu thử nghiệm lâm sàng trong 3 đợt của vaccine Sinovac và Sinopharm Trung Quốc vẫn trù trừ và không công bố trên các tạp chí quốc tế?

Một khả năng có thể là số liệu lâm sàng của vaccine Sinopharm tại các quốc gia khác nhau có sự sai biệt quá lớn. Tỷ lệ hiệu lực bảo vệ của Sinopharm tại Thổ Nhĩ Kỳ khá lý tưởng, đạt 91%; tại Indonesia tỷ lệ này chỉ còn 65%; tại Brazil chỉ có 50.3 %. Cao thì lên tới 91%, còn thấp thì chỉ có 50.3%, nên rất khó tìm được một giá trị trung bình.

Ngoài ra, các thí nghiệm lâm sàng của Sinovac và Sinopharm chủ yếu nhắm vào đối tượng là người từ 16 đến 60 tuổi, thiếu mất số liệu của những người 60 tuổi trở lên. Như vậy, không có số liệu lâm sàng nào có thể chứng minh người 60 tuổi trở lên tiêm vaccine liệu có an toàn hay không. Hơn nữa, đối tượng người già thường được rất nhiều quốc gia xếp vào nhóm người ưu tiên tiêm chủng hạng 2 (nhân viên y tế xếp hàng đầu), vì người già sau khi nhiễm bệnh có khả năng biến chứng nặng rất cao nên cần được coi là đối tượng bảo vệ trọng điểm. Ở phương diện này thì Trung Quốc lại thiếu số liệu, khiến người ta có nhiều lo ngại rằng nhóm người từ 60 tuổi trở lên khi tiêm chủng sẽ gặp phải vấn đề an toàn. Do đó, khó có thể cung cấp căn cứ khoa học về việc thực hiện tiêm chủng trên diện tích lớn hiệu quả cụ thể như thế nào.

Còn có một mối nghi khác, đó là liệu sẽ có trường hợp xuất hiện hiệu ứng tăng cường phụ thuộc kháng thể – ADE?

Tại Trung Quốc, trước khi tiêm vaccine, người tiêm phải ký vào một bản đồng ý tiêm. Trong văn bản đồng ý tiêm này lại ghi rất rõ rằng hiệu ứng ADE sẽ là một trong những tác dụng phụ vô cùng chủ yếu để nhắc nhở người tiêm. Trong khi đó, trong các bản chú thích tác dụng phụ của các loại vaccine khác được sử dụng trên quốc tế, thì đa phần là nói về những phản ứng thường thấy như cơ đau nơi vị trí tiêm, phát sốt hoặc thân thể nổi mẩn đỏ. Cũng có hướng dẫn sử dụng đề cập đến khả năng xuất hiện ADE nhưng không phải là một khả năng quan trọng chủ yếu, đó chỉ là khả năng thứ yếu.

Giấy đồng ý tiêm vaccine bất hoạt virus Corona tại Trung Quốc (Ảnh: Epoch Times)

Trong giấy đồng ý tiêm vaccine tại Trung Quốc còn chỉ ra: Khi thí nghiệm trên động vật, chưa quan sát thấy có hiệu ứng phụ thuộc kháng thể nhưng “không loại trừ khả năng sau khi tiêm, nếu như nhiễm virus corona thì bệnh sẽ có khả năng chuyển nặng”. Câu này trông có vẻ như là một cách làm có trách nhiệm để người dân hiểu rõ nguy cơ nhưng đổi sang một góc độ khác thì có phải họ đã phát hiện ra trường hợp này khi thử nghiệm lâm sàng? Rốt cuộc, hiệu ứng ADE là điều khiến người ta lo lắng nhất trong quá trình phát triển vaccine, cũng là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất. Rất nhiều cuộc nghiên cứu vaccine thất bại, nguyên nhân chính là do xuất hiện hiệu ứng ADE này.

Khách quan mà nói, thất bại trong nghiên cứu vaccine cũng là một hiện tượng bình thường trong giới nghiên cứu. Trong 10 năm vừa qua, các công ty dược đã nghiên cứu thiết kế rất nhiều vaccine cho hội chứng SARS và MERS nhưng tất cả đều thất bại. Nghiên cứu thực nghiệm luôn tồn tại khả năng thất bại, không thể có trường hợp 100% thành công được. Tôi hy vọng sẽ không có quá nhiều những nhân tố chính trị tham dự vào các cuộc nghiên cứu, như vậy mới có thể bảo đảm sự an toàn cho người dân.

Theo Epoch Times lược thuật.

Thiên Thảo’s Blog chuyển ngữ.

1 bình luận cho “Chuyên gia giải đáp 3 vấn đề lớn của vắc xin Trung Quốc”

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

  1. Ảnh đại diện Phỏng vấn tuyến đầu: Dịch bệnh diễn biến xấu ở Trung Quốc, Trung cộng quản chế gây nhiều tranh cãi – Thiên Thảo’s Blog

    […] Ngô nói: “Trong tình hình vắc xin sản xuất tại Trung Quốc đã vô hiệu một cách nghiêm trọng, chính quyền chỉ có thể dựa vào những phương cách tử […]

    Thích

BÀI VIẾT MỚI

Theo dõi Thiên Thảo’s Blog

THEO DÕI BLOG TỪ EMAIL / SUBSCRIBE

Nhập địa chỉ email để theo dõi những bài đăng mới nhất của Thiên Thảo’s Blog.

Tạo một blog trên WordPress.com