Phân tích bình luận: 6 nguyên nhân khiến kế hoạch “xóa sổ dịch bệnh” dẫn đến sự phá sản của Trung Cộng

George Orwell, tác giả của tác phẩm nổi tiếng 1984 từng nói rằng: “Quyền lực thật sự, cái quyền lực mà chúng ta ngày đêm tranh đấu để giành được không phải là cái quyền lực khống chế sự vật, mà chính là cái quyền lực khống chế con người”.

Virus Corona (virus Trung Cộng) đối với toàn nhân loại là vấn đề không phải ai ai cũng biết, thậm chí rất ít người biết. Nhưng đối với Trung Cộng mà nói, thì nó là “phòng được chống được”, hơn nữa tất phải “xóa sổ”. Thuyết sống cùng virus đối với các khoa học gia Tây phương là biểu hiện khách quan của sự ứng phó với giới tự nhiên và các vấn đề bệnh tật của nhân loại. Nhưng đối với Trung Cộng, đây lại là một cái nguy cơ không thể chấp nhận và là vấn đề “mạo phạm chính trị”.

Cái chỉ tiêu “không ca nhiễm” dưới áp lực chính trị ngùn ngụt có bao nhiêu phần là khả thi và có thể chống giữ được bao lâu? Kỳ tích chống dịch của Trung Cộng rốt cuộc là “kỳ tích thần kỳ” hay là “kịch bản xuất thần”? Trong con mắt giới quan sát, sự ưu việt tự xưng trong phong cách “tập trung mọi nguồn lực làm đại sự” dưới một chế độ cực quyền như Trung Cộng lại là cái tử huyệt chí mạng mà chính nó cũng không thể khắc phục được. Trong lúc chế tạo ra không khí “đại quốc chống dịch” tưng bừng oanh liệt, nó cũng đang thai nghén nhưng nhân tố dẫn đến sự sụp đổ triệt để.

Chúng tôi xin được phân tích 6 nguyên nhân khiến chiến dịch “xóa sổ dịch bệnh” của Trung Cộng sẽ gia tăng thêm nguy cơ cho chính quyền như thế nào.

  1. Cái giá cho kiểu phòng dịch “lấy đại bác bắn muỗi”

Trong công tác phòng dịch năm 2020, Trương Văn Hoành từng ý nhị phê bình chính quyền Trung Cộng rằng chính sách phòng dịch của Trung Cộng như là đi đánh chuột trong tiệm đồ sứ, hàm ý là trả giá quá nhiều.

Tháng 5/2020, Đài BBC của Anh đưa tin rằng tổng chi phí 1 lượt xét nghiệm theo phương pháp Axit Nucleic cho toàn bộ hàng chục triệu dân ở Vũ Hán lên đến đến 2 tỷ nhân dân tệ, đây là gánh nặng tài chính cực lớn. Mà trong đợt virus biến chủng Delta lần này, 9 triệu nhân khẩu ở thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) đã phải trải qua 4 lượt xét nghiệm. Các địa phương ở các thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam), Vũ Hán, Dương Châu (tỉnh Giang Tô) cũng đều phải tiến hành nhiều lượt xét nghiệm quy mô lớn. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin biến chủng Delta này có thể lây nhiễm không qua tiếp xúc trực tiếp sau 14 giây, vậy nên nguy cơ lây nhiễm khi đi xét nghiệm là điều mà ai cũng có thể đoán ra được.

Ngoài ra, cách làm của Trung Cộng là một khi tại địa phương nào đó có dịch, hầu như toàn bộ xã hội đều lâm vào trạng thái bán phong tỏa, thiệt hại về kinh thế không thể nào tính hết được. Hơn nữa, còn thêm phong cách làm việc “một nhát cắt đứt” khiến những thành quả trước đó, nếu có, cũng xôi hỏng bỏng không. Ví dụ như nếu như bạn ở khu có nguy cơ mức trung bình – cao, bạn đã chích đủ hai mũi vắc xin thì cũng như chưa chích, cũng bị hạn chế mọi tự do hoạt động, kết quả: chích vắc xin cũng như không.

Buổi chiều ngày 8/8, thành phố Bắc Kinh đã mở buổi họp báo thứ 235 về công tác chống dịch, tại đây Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Bắc Kinh, chủ nhiệm Ban Tin tức chính quyền thành phố, người phát ngôn tin tức của chính quyền thành phố, Từ Hòa Kiến, đã nhấn mạnh lại lần nữa, các huyện (thành phố, khu, kỳ) ở những địa phương có nguy cơ tạm thời không được phép vào Bắc Kinh, đợi đến khi các huyện này chuyển thành vùng nguy cơ thấp, sẽ thông có thông báo sau. Mã sức khỏe của tất cả cư dân ở vùng nguy cơ cao toàn bộ đều thành mã vàng, không được phép vào Bắc Kinh, cũng bằng như bất kể người đó có chích vắc xinhay không, nhiễm bệnh hay không, nhất loạt đều bị cấm cửa.

2. Chính trị hóa việc “xóa dịch”, bình thường hóa tình hình dịch chỉ là câu từ trên giấy

Chính quyền Trung Cộng từ năm 2020 vẫn luôn hai lần ba lượt rêu rao “bình thường hóa việc chống dịch. Nhưng loại “bình thướng hóa này” lại bị “chính trị hóa” thành mục tiêu “xóa dịch”, quan chức vì bảo toàn chức tước nên rất tự nhiên sẽ dồn áp lực từ cấp trên xuống cấp dưới, khiến cho biểu hiện hình thức việc chống dịch cồng kềnh nặng nề như núi đổ. Các cấp quan chức phát xuất từ nhu cầu lấy thành tích và thủ thân nên một khi bùng dịch, các địa phương đùn đẩy qua lại cho nhau là do quy định. Cuộc cò kè giữa thành phố Nam Kinh (tỉnh Giang Tô) và Trương Gia Giới (tỉnh Hồ Nam) – hai điểm nóng bùng phát biển chúng Delta đợt này cũng là một màn diễn đùn đẩy trách nhiệm qua lại giữa các quan chức địa phương.

Không chỉ có “chính trị hóa” mà bệnh dịch cũng được “bí mật hóa”, cấp trên dồn áp lực xuống cấp dưới thì cũng bằng như là cấp này lừa gạt cấp kia. Ngẫu nhiên phát hiện có ca dương tính cũng không dám báo lên mà cực lực lấp liếm. Một khí giấu không nổi nữa thì lại lập tức vận động kêu gọi nguồn lực toàn xã hội, bất kể thiệt hại, phá vỡ hoàn toàn mọi thành quá bình thường hóa đã có từ trước. Khi bệnh dịch bùng phát, xã hội càng thêm phân hóa, mâu thuẫn xung đột không dứt, toàn bộ xã hội lâm vào trạng thái vận hành cao độ đầy căng thẳng. Bệnh dịch thuyên giảm, ý thức phòng dịch của quan chức và dân chúng cũng buông lỏng, bởi vì bất cứ cá thể hay cơ cấu nào cũng không thể ở lâu trong cái áp lực chính trị cao độ này, nên tất phải có sự vận hành riêng.

Tập đoàn Sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh (Nanjing Lukou International Airport) xuất hiện tình trạng quản lý lơ là nhưng nếu nhìn trên toàn quốc, từ tháng 1/2021, biến chủng Delta bùng phát tại Hà Bắc đến tháng 5 bùng phát tại Thẩm Quyến, sang tháng 7 bùng phát ở Nam Kinh, chính quyền Trung Cộng vẫn “ổn định áp đảo tất cả”, rốt cuộc thì có “áp đảo” được virus đâu? Ngược lại, con số ca bệnh lạnh gia tăng vùn vụt.

Xóa dịch bằng thủ đoạn chính trị, thì cũng như trò chơi “đánh trống chuyền hoa” (một trò chơi trên bàn rượu có từ thời nhà Đường: nhiều người ngồi xoay vòng lại với nhau, một người phụ trách đánh trống, những người khác chuyền tay nhau một cành hoa, cho tới khi hồi trống dứt, cành hoa trong tay người nào thì người đó thua), cuối cùng rồi cũng sẽ bùng phát tại một điểm nào đó. Quan chức thì coi trọng mục tiêu chính trị thế nào cũng được nhưng virus thì không. Trung Cộng có thể chỉ huy quan chức, chứ không thể chỉ huy được virus.

3. “Đại quốc chống dịch, bất kham nhất kích”

Việc ca công tụng đức có thể giúp người ta không ngừng leo cao trên bậc thang chính trị, khiến xã hội lặn ngụp triền miên trong một trạng thái hứng phấn tột độ, tạo thành cái di chứng “thắng lợi tinh thần” tập thể nên chẳng bao giờ dung nạp được ý kiến phê phán.

“Trâu khỏe thì phân thơm”, đấy là nhận thức chung của quan chức Trung Cộng. Trong tình trạng không có dịch bệnh bùng phát thì thể hiện mạnh mẽ vô đối, châm chích cười nhạo các quốc gia Tây phương cớ sao để bệnh dịch trầm trọng. Nhưng quốc nội vừa xuất hiện một ca bệnh liền hoảng hồn như chim nghe tiếng đạn, “huyền thoại chống dịch” được xây đắp từ tính mạng của bao nhiêu người bỗng chốc bốc hơi đâu mất.

Trong tình hình như vậy, Trung Cộng cũng không xây dựng một cơ chế phòng dịch có lý trí, không nhìn nhận quan hệ giữa con người và virus một cách khoa học, mà là tăng cường thủ đoạn tập quyền, để di dời mâu thuẫn xã hội, làm cho người ta căm ghét những cá nhân bị Trung Cộng chỉ trích và trừng phạt, từ đó lấp liếm che đậy, đồng thời thoát khỏi trách nhiệm của chính nó.

Ngày 8/8, Viện Kiểm sát Tối cao đã tiến hành theo dõi và công bố 5 án lệ điển hình mà hệ thống Tư pháp toàn quốc đã xử phạt vì hành vi gây hại đến quy trình phòng chống dịch, đồng thời cảnh cáo dân chúng sẽ nghiêm khắc truy tố các hành vi phạm tội này. Căn cứ vào thống kê sơ bộ của Thời báo Sức khỏe, liên quan vấn đề không tích cực phòng dịch, từ 20/7 đến nay, các địa phương như Nam Kinh, Trịnh Châu, Trương Gia Giới, Yên Đài,… đã có ít nhất 39 công chức bị cách chức, đình chỉ công tác, cảnh cáo, lập hồ sơ thẩm tra. Một nữ bệnh nhân F0 lớn tuổi ở Dương Châu bị dân chúng châm chọc là “độc vương”, hiện tại đã bị cảnh sát lập án điều tra và tạm giam.

Giáo sư Bệnh truyền nhiễm Đại học Oxford, Trần Tranh Minh (Chen Zhengming) nói rằng: “Việc cách chức quan chức và bắt giữ những dân thường không nghe lời đã cho thấy một tín hiệu vô cùng mạnh mẽ: Không chỉ là chính sách không khoan nhượng, mà còn phải đòi các cấp phải tận trách nhiệm. Nhưng chúng ta đang đối mặt với tự nhiên, tất phải xuôi theo tự nhiên, phải học được cách chung sống với nó, virus không thế biến đổi theo ý chí con người. Phải có cái nhìn tỉnh táo về virus, nếu như không thay đổi quan niệm này tất sẽ đi vào ngõ cụt”.

4. Cưỡng ép tiêm vắc xin, để lại hậu họa cho sức khỏe toàn dân và sự tiêu tốn cho trị liệu y tế về sau

Đến ngày 5/8, Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc tuyên bố đã tiêm 1.7 tỷ mũi vắc xin cho dân chúng. Nhưng cùng lúc, Chung Nam Sơn (thành viên trong nhóm ứng phó dịch bệnh) lại nói rằng: tỷ lệ % dân số đã tiếp cận vắc xin rất ít, miễn dịch cộng đồng vẫn còn cách xa.

Trong vấn đề tiêm chủng, cách làm của Trung Cộng là nói một đằng làm một nẻo, một mặt nói rằng ép buộc tiêm vắc xin là vi phạm tinh thần pháp trị, là hành vi “việt vị hành chính”, nhưng một mặt khác – lại thúc đẩy rất nhiều thủ đoạn để ép buột người ta tiêm phòng. Tháng 1 năm nay, Cảo Thành thuộc tỉnh Hà Bắc bùng dịch, ai không chích vắc xin thì không cho đến nơi công cộng. Nửa đầu năm nay, khu Hải Định, Bắc Kinh vì nâng cao số lượt tiêm phòng nên đã có hoạt động tặng trứng gà cho người tiêm, trên toàn quốc những hoạt động “khuyến mãi” này cũng nổi lên rầm rộ, đủ kiểu đủ dạng.

Nhưng rốt cuộc thì, hiệu quả của vắc xin quốc doanh này như thế nào? Trong số người nhiễm biến chủng Delta tại sân bay Nam Kinh, 90% là người đã tiêm chủng, trong đó có 7 trường hợp biến chứng nặng. Gần đây, trên mạng vẫn đang lưu truyền một đoạn video của Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, Cao Phúc (Gao Fu), phát biểu về vắc xin quốc doanh, trong clip này ông ta nói rằng không có chứng cứ gì cho thấy vắc xin virus corona không sản sinh hiệu ứng ADE (Biến cố bất lợi liên quan đến thuốc), cũng không thể bảo đảm 100% không xảy ra vấn đề.

Các mạng truyền thông nhà nước Trung Quốc tại hải ngoại gần đây cũng đưa tin Việt Nam đã mua của Trung Quốc 1 triệu liều vắc xin Trung Quốc và vấp phải sự phản đối gay gắt của dân chúng; nhiều người Việt Nam không muốn tiêm vắc xin Trung Quốc mà muốn tiêm vắc xin của BioNTech của Mỹ. Tháng 7/2021, người mang biến chủng Delta đến Bắc Kinh – Phó Tổng thống Zimbabwe Chiwenga – cũng đã từng tiêm vắc xin Trung Quốc hồi đầu năm.

Trong buổi vấn của Đài truyền hình NTD, Giáo sư đại học Havard, ông Martin Kulldorff – người có hơn 20 năm nghiên cứu về vắc xin, đã bày tỏ ý kiến rằng việc cưỡng chế tiêm vắc xin là hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe cộng đồng. Giáo sư Kulldorff chủ trương miễn dịch tự nhiên, ông nói, đối với những người đã từng nhiễm qua viêm phổi Vũ Hán mà nói, sức miễn dịch của họ tốt tương đương với người tiêm vắc xin, mà lại còn tốt hơn.

Hiện tại, Trung Cộng đang cho tiêm vắc xin miễn phí, nếu chỉ tính mỗi mũi vắc xin tốn khoản 100 tệ, thì 17 mũi đã tốn đến 170 tỷ tệ. Sự thật là những sự cố do vắc xin quốc doanh này tạo ra không hề ít nhưng Trung Cộng lại không công bố, nếu tính theo mức bồi thường nóng thì mỗi người trung bình phải được bồi thường khoảng hàng trăm ngàn đến hàng triệu tệ. Việc tiêm chủng toàn dân như vậy đã để lại nguy cơ cho sức khỏe công cộng, không chỉ là nguy cơ đối với sức khỏe dân chúng, mà còn để lại cái nguy cơ phải bồi thường và chi phí điều trị về sau.

5. Những nguy cơ phát sinh và tình hình nhân quyền xấu đi, lạm dụng công quyền khiến chính quyền sụp đổ nhanh hơn

Những biện pháp phong tỏa cực đoan cấm thành, cấm làng, cấm cửa của Trung Cộng đã dẫn đến những nguy cơ phát sinh và tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi.

Ngày 29/1/2020, một tuần sau khi Vũ Hán và hơn 10 thành phố thuộc Hồ Bắc bị phong tỏa, một người cha ở thành phố Hoàng Cang bị cưỡng chế cách ly, cô con gái 17 tuổi thân mang bệnh bại não sinh hoạt không tự chủ được, suốt 6 ngày chỉ được ăn 3 – 4 bữa, sau đó chết ở trong nhà một mình.

Hai ngày sau (31/1/2020), một người nhiễm bệnh khác lại nhảy cầu tự sát tại cầu Tư Môn Khẩu. Anh ta khóc lóc kể với người xung quanh rằng: bản thân lo lắng bị nhiễm bệnh rồi về nhà lây cho vợ con mà bệnh viện thì không còn chỗ, tự mình đi thuê chỗ ở những giao thông thì đình trệ phải tự đi bộ đến bệnh viện khiến thể lực càng lúc càng hao kiệt, càng lúc càng tuyệt vọng.

Trung Cộng, trước khi phong tỏa, không hề có bất cứ thông báo gì, hậu quả là toàn thành, toàn thôn, toàn khu đột nhiên biến thành địa ngục. Tháng 1/2021, thành phố Thạch Gia Trang (tỉnh Hồ Bắc) bị phong tỏa, Cảo Thành có đến 30 ngàn cư dân bị cưỡng chế kéo đi đến một khu trường học để cách ly, lối đi chung, một nhà ở chung một phòng cách ly nhỏ, cửa bị khóa chặt, đồ ăn do người giám hộ đưa vào thông qua một khe nhỏ trên cửa. Mấy chục ngày sau trở về nhà, thú cưng trong nhà đã chết

Tháng 1 năm nay, thành phố Thông Hóa thuộc tỉnh Cát Lâm đột nhiên phong thành, “sau khi tiến hành phong tỏa chính phủ đưa ra 5 đường dây nóng, không có một số nào gọi được. Liên hệ với xã khu hoặc gọi đường dây nóng thì cũng như nhau: không ai quản”. Người dân bị nhốt chặt trong nhà, không có nguồn lương thực, thuốc men.

Ngày 3/8/2021, nội thành Dương Châu trở thành khu nguy cơ cao, một thai phụ 36 tuần tuổi vì không thể về nhà để chuẩn bị sinh đã phải kêu cứu trên WeChat.

Khắp các nơi trên toàn quốc, những biểu ngữ sắt máu côn đồ như “ra cửa đánh gãy chân, cãi lại đập gãy răng” được treo giăng khắp nơi ai ai cũng nhìn thấy, những màn rượt đuổi bắt người vì không đeo khẩu trang trở thành quen thuộc trên đường phố. Tại làng quê, có người vì xuống dưới lầu mua thuốc lá thì bị Bí thư Chi bộ thôn bắt trói trên cây.

Cách thức chống dịch thời kiểu Cách Mạng Văn Hóa của Trung Cộng chỉ khiến mẫu thuẫn quan – dân ngày một kịch liệt, quan chức thì làm bừa làm đại khiến người dân giận dữ, xã hội biến động không yên, dồn nén khó giải quyết.

6. Điều tra nguồn gốc bệnh dịch dẫn đến bế tắc về ngoại giao, chính quyền Trung Cộng đối mặt với áp lực to lớn.

Đấu đá nội bộ là đặc điểm của Trung Cộng, mỗi một lần khủng hoảng nổ ra sẽ trở thành những quân bài chính trị cho đôi bên đấu đá lẫn nhau, đẩy nhanh sự tiêu hao và suy kiệt bên trọng nội bộ Trung Cộng. Đồng thời, Trung Cộng không ngừng đẩy đổi lỗi và đẩy trách nhiệm về dịch bệnh ra cộng đồng quốc tế, dùng dịch bệnh để mưu đồ bá chủ, hô hào chống dịch kiểu chủ nghĩa dân tộc khiến xã hội quốc tế vô cùng phản cảm. Hình tượng Trung Quốc trong mắt dân chúng các nước phương Tây càng lúc càng tệ hại.

Cho dù như vậy, Trung Cộng vẫn không hề thay đổi được việc điều tra truy vết và tìm hiểu về nguyên nhân bệnh dịch của các nước phương Tây. Gần đây, kế hoạch đến Trung Quốc lần 2 của WHO để điều tra nguồn gốc virus đã bị Trung Cộng từ chối, điều này càng làm tăng thêm mối nghi ngờ và sự khiển trách từ cộng đồng quốc tế, rõ ràng là Trung Cộng có tật giật mình.

Phái đoàn chuyên gia của WHO đã đến Phòng thí nghiệm virus Vũ Hán vào ngày 3/2/2021 để tiến hành điều tra nguồn gốc của virus gây ra căn bệnh viêm phổi Vũ Hán. Các cảnh sát vũ trang được bố trí canh phòng cẩn mật trước trụ sở phòng thí nghiệm này (Ảnh:HECTOR RETAMAL/AFP via Getty Images).

Ngày 2/8/2021, Dân biểu Liên bang Đảng Cộng Hòa từ bang Texas, McCaul, đã cùng đội ngũ nghiên cứu công bố báo cáo cập nhật về nguồn gốc virus Corona, báo cáo này chỉ thẳng vào Trung Cộng, kết luận mới nhất nói rằng Phòng Nghiên cứu virus Vũ Hán là nơi bắt nguồn của virus Corona.

Các điều tra viên vẫn đang yêu cầu được cung cấp 22.000 mẫu gene virus của Phòng Nghiên cứu virus Vũ Hán, nhưng Trung Cộng đã xóa bỏ những dữ liệu này, đồng thời từ chối yêu cầu cung cấp số liệu ban đầu của virus.

Cùng lúc đó, điều tra về nguồn gốc Virus Corona của các cơ cấu tình báo thuộc chính quyền Biden cũng sắp hoàn thành. Tất cả những đều này đối với Trung Cộng là một cơn ác mộng.

Kết luận

Như Orwell đã từng nói: “Mục đích của ngôn ngữ chính trị chính là khiến lời nói dối nghe giống như chân lý, việc mưu sát nghe ra có vẻ đáng tôn kính, đồng thời khiến những thư hư vô viễn vông biến thành cảm giác chân thực nhất”.

Việc Trung Cộng “xóa dịch” nghe ra thì giống như là hành vi đại thiện trân quý tính mệnh người dân nhưng, đó chỉ là ngụy thiện, tội ác mà người ta phát hiện ra bên trong mới chính là chân tướng sự thật.

Trong câu chuyện xóa bỏ dịch bệnh đã được khuếch trương thông qua mục đích chính trị hóa, một con virus nhỏ bé với Trung Cộng lớn mạnh, ai sẽ tiêu diệt ai? Hay là, vở kịch lớn trời diệt Trung Cộng đã sắp bắt đầu?

Phân tích bình luận của tác giả Gu Xiao đăng trên Thời báo Epoch Times

1 bình luận cho “Phân tích bình luận: 6 nguyên nhân khiến kế hoạch “xóa sổ dịch bệnh” dẫn đến sự phá sản của Trung Cộng”

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

  1. Ảnh đại diện Phỏng vấn tuyến đầu: Dịch bệnh diễn biến xấu ở Trung Quốc, Trung Cộng quản chế gây nhiều tranh cãi – Thiên Thảo’s Blog

    […] Ông Ngô nói thêm“Nhưng như vậy không những không giải quyết được những vẫn đề hiện hữu, mà ngược lại sẽ kích hóa mâu thuẫn, gia tốc thêm sự phá sản cho mô thức phòng dịch kiểu Trung Cộng”. […]

    Thích

BÀI VIẾT MỚI

Theo dõi Thiên Thảo’s Blog

THEO DÕI BLOG TỪ EMAIL / SUBSCRIBE

Nhập địa chỉ email để theo dõi những bài đăng mới nhất của Thiên Thảo’s Blog.

Tạo một blog trên WordPress.com