Tại sao các đại công ty Mỹ đang tự huỷ diệt chính mình?

Bình luận

Với những ai đang theo dõi sự thất bại của Bud Light, người ta sẽ mong đợi một sự thay đổi nhanh chóng và ấn tượng để cứu vãn thương hiệu này và toàn bộ công ty khỏi bị lãng quên. Họ đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội của người tiêu dùng thuộc nhiều lứa tuổi, thậm chí đã khiến công ty này phải mua lại chính sản phẩm của mình.

Các nhà bán lẻ bị mắc kẹt với lượng hàng tồn kho lớn mà giá trị hàng hoá lại giảm đi theo từng ngày. Chưa hết, ở hầu hết các nơi trên khắp Hoa Kỳ, bạn có thể thấy những sản phẩm này được chất cao trên các kệ hàng giảm giá.

Nhưng những thay đổi sẽ không đến dễ dàng như vậy. Giữa cơn thảm họa thực sự, hãng bia này đã công bố một quan hệ đối tác mới trong Tháng Tự hào và khoản tài trợ 200.000 đô la cho “Phòng Thương mại LGBT Quốc gia (NGLCC), cơ quan chứng nhận độc quyền cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu của cộng đồng LGBT… để tiếp tục hỗ trợ các cơ hội và tiến bộ kinh tế cho Người Mỹ LGBTQ+ và các chủ doanh nghiệp trên toàn quốc”.

Và sau đó họ đưa ra một logo lớn để củng cố điều này:

Họ đang nghĩ cái quái gì vậy? Nó không chỉ kỳ lạ, thiếu phù hợp về văn hóa với người tiêu dùng chính của họ. Nó còn tệ hơn thế. Cả đất nước này hiện đang đứng trước ngưỡng cửa phán xét thực sự đối với cấu tạo cơ thể sinh học của cả hai giới tính. Và mọi người cũng đã phát hiện ra rằng trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời gian phong toả vì đại dịch, một bộ phận trong cộng đồng y tế, hợp tác với các bộ phận lớn của ngành y tế công cộng, đã ủng hộ và thúc đẩy chứng phiền muộn giới tính hay còn gọi là rối loạn định dạng giới tính (Gender Dysphoria) ở những người trẻ tuổi và tạo điều kiện cho việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Nguyên nhân dẫn đến việc này hoàn toàn không liên quan gì đến các quyền công dân như chúng ta đã từng nghĩ. Nó không phải là bình đẳng hay tự do bình đẳng. Nó là sự áp đặt những lời dối trá và chuyện hoang đường lên trên những tư tưởng tư bản cơ bản và khoa học. Đối với nhiều người, đây là điểm khởi đầu. Nó đề cập đến các nguyên tắc cốt lõi không bao giờ được từ bỏ bởi một khi từ bỏ, bản thân nền văn minh sẽ đi vào hư vô.

Tuy nhiên, phần lớn các công ty Mỹ giờ đây lại vờ như thể đây chẳng qua chỉ là một phần mở rộng của các chiến dịch giải phóng nô lệ trong quá khứ. Thật phi lý làm sao. Vậy tại sao họ lại làm điều này, ngay cả khi phải đối mặt với những tổn thất nghiêm trọng về doanh số bán hàng, sự tẩy chay của người tiêu dùng và sự phẫn nộ của cộng đồng vốn đang gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với thị phần của các công ty như Anheuser-Busch, Target, Sports Illustrated, Glamour, North Face và Kohl’s? Có lẽ họ nghĩ rằng tất cả những điều này sẽ qua đi. Nhưng nó đã không. Và nó sẽ không xảy ra.

Một sự tính toán lớn đang diễn ra. Người tiêu dùng chịu trách nhiệm và khẳng định quyền của họ trong hệ thống chủ nghĩa tư bản để trở thành bên quyết định các công ty và sản phẩm của họ tiếp tục tồn tại hay diệt vong.

Hãy xem xét ba yếu tố chính để đưa ra lời giải thích đầy đủ.

Thứ nhất, trong thời gian phong toả, sự hợp nhất lớn của các đại công ty đã kiểm soát hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng của họ đã bị buộc phải đóng cửa và hàng triệu người đã mất đi cơ sở kinh doanh của mình mà không thể khôi phục được. Trong khi đó, các đại công ty được phép tiếp tục mở cửa, rút cạn nguồn vốn và lao động từ các doanh nghiệp phi tập trung sang các doanh nghiệp tập trung.

Các doanh nghiệp có cấu trúc công nghiệp tập trung và hợp nhất thường bị kiểm soát dễ dàng hơn và có vị thế tốt hơn để chính phủ thực hiện kiểm soát thông qua lạm quyền điều tiết*. Tất nhiên, vấn đề này đã âm ỉ ở các nền kinh tế tư bản trong hơn 150 năm, bắt đầu từ ngành đường sắt và mở rộng sang các nhà sản xuất đạn dược và ngành y tế vào giữa thế kỷ 20. Nhưng trong thế kỷ 21 ngày nay, nó đã tấn công lĩnh vực bán lẻ và xâm chiếm toàn bộ cuộc sống của chúng ta.

Hãy cùng xem xem một công ty có tên gọi là Authentic Brands. Công ty này đã mở rộng đáng kể bộ sưu tập các thương hiệu của mình trong bốn năm qua, bắt đầu với Sports Illustrated vào năm 2019, tạp chí đang có các trang bìa là hình ảnh các vận động viên chuyển giới. Cũng trong năm đó, BlackRock trở thành cổ đông lớn nhất. Trong thời gian phong toả, công ty bắt đầu thâu tóm nhiều hơn: Brooks Brothers, Izod, Van Heusen, Arrow, Geoffrey Beene, Reebok, Adidas, Billabong, Roxy, DC Shoes và Honolua trong số 50 thương hiệu của công ty.

Điều tương tự cũng xảy ra với ngành thực phẩm và dù đã diễn ra trong 35 năm, xu hướng này đã trở nên tồi tệ hơn trong thời gian phong toả khi các nhà cung cấp nhỏ chứng kiến chuỗi sản xuất của họ bị gián đoạn và bị những tay chơi lớn tiêu diệt. Một số ít các công ty thống lĩnh thị trường kiểm soát phần lớn thị phần của gần 80% mặt hàng tạp hóa được những người Mỹ bình dân mua thường xuyên.

Có từ bốn công ty trở xuống kiểm soát ít nhất 50 % thị phần của 79% hàng tạp hóa. Đối với gần 1/3 các mặt hàng mua sắm, các công ty đầu ngành kiểm soát ít nhất 75% thị phần.

Thứ hai, nguồn tài chính của các công ty này có ảnh hưởng lớn đến các chính sách tiếp thị của họ. Các công ty như BlackRock, State Street và Vanguard (cùng nhau quản lý số vốn 20 nghìn tỷ USD) có một khách hàng lớn là các tổ chức hưu trí nhà nước và phải đối mặt với áp lực chính trị lớn từ các nhà lập pháp ở các bang xanh (Dân chủ) để thúc đẩy các chính sách CEI/DEI/ESG. Nhằm đối phó với áp lực chính trị, họ đã tập hợp các chỉ số để xếp hạng các công ty và Kohl’s đưa ra quyết định đầu tư tùy thuộc vào việc đáp ứng các mục tiêu chính trị. Các đại công ty sử dụng nhiều đòn bẩy – điều này bắt đầu từ năm 2000 với chính sách lãi suất bằng 0 – và phải tuân thủ chúng nếu không sẽ gặp rắc rối về tài chính, và người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại.

Vì vậy, một công ty như Target hoặc Bud Light có thể biết chắc chắn rằng hoạt động tiếp thị công kích của họ sẽ gây khó chịu lớn cho cơ sở người tiêu dùng của họ, nhưng họ chấp nhận rủi ro đó để làm hài lòng các cổ đông lớn của mình trong các công ty tài chính tập trung này, những người mà không có họ thì các công ty này sẽ “mở tiệc ăn mừng”. Họ tin rằng họ đang thực hiện một sự đánh đổi hợp lý: tạo ra một số thay đổi nhỏ trong nhu cầu của người tiêu dùng để đổi lấy sự hào phóng tài chính từ các nhà hảo tâm lớn của họ.

Sự căng thẳng này là một vấn đề nghiêm trọng, một cuộc giằng co thực sự giữa những người bình thường và giới tinh hoa của giai cấp thống trị.

Thứ ba, những công ty này thật ngu ngốc. Họ cho rằng mình không thể bị thay thế. Họ đang từ chối đọc hiểu các bài báo.

Điều này xảy ra thường xuyên trong lịch sử các doanh nghiệp. Tôi thực sự khuyến khích bạn xem bộ phim “Blackberry” năm 2023. Công ty này đã tạo ra chiếc điện thoại thông minh hiện đại chiếm đến 40% thị trường toàn cầu cho đến năm 2007, khi iPhone được công bố. Đó rõ ràng là một sản phẩm tốt hơn nhưng các giám đốc điều hành tại Blackberry lại không thể nhìn thấy hoặc thừa nhận điều đó. Họ quá gắn bó với sản phẩm hiện có, say sưa với tiền bạc và quyền lực đến mức không thể thích nghi, ngay cả khi đối mặt với thảm họa sắp xảy ra.

Phần lớn các công ty Mỹ ngày nay giống với Blackberry năm 2007, vờ cho rằng cuộc nổi dậy của người tiêu dùng rồi sẽ qua đi và mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Đây có thể là một lỗi lầm khổng lồ. Lần này thì khác. Người tiêu dùng đã thức tỉnh để viết lại câu chuyện.

Bằng chứng mạnh mẽ nhất là Bud Light, nhưng cuộc cách mạng đang leo thang, mở rộng và đánh vào các thương hiệu từng được yêu thích nhưng giờ đây rõ ràng đang nằm trong tay giới tinh hoa của giai cấp thống trị. Các công ty này tỏ ra vô dụng trong việc bảo vệ các quyền thương mại trong thời gian phong toả và giờ thì lại muốn nhồi nhét thứ biểu trưng chính trị phản khoa học vào đầu của tất cả chúng ta. Lần này họ sẽ không thể thoát được.

Cái hay của bộ phim “Blackberry” là nó cho thấy rằng ngay cả những công ty hùng mạnh nhất và được tài trợ tốt nhất cũng có thể đưa ra những quyết định kinh khủng trên thị trường. Hơn nữa, bất kỳ người bình thường nào cũng có thể nói với các nhân sự điều hành rằng họ đang đi sai đường, nhưng tiền bạc, niềm kiêu hãnh, danh tiếng và ký lục thành công có thể khiến các công ty này hoàn toàn bị che mắt trước những thất bại và tư lợi lâu dài của họ.

Điều này dường như đang xảy ra trong không gian thương mại khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng nhận ra sức mạnh của mình và quyết tâm khẳng định lại tầm ảnh hưởng của họ. Họ chắc chắn có khả năng làm điều đó. Giải pháp cho vấn đề này là chủ nghĩa tư bản đích thực và việc dỡ bỏ các cấu trúc tập đoàn vốn đang thống trị cuộc sống của chúng ta ngày nay.

*Lạm quyền điều tiết (tiếng Anh: Regulatory Capture) là một lí thuyết kinh tế nói về những cơ quan quản lí bị chi phối bởi các ngành công nghiệp hoặc các lợi ích mà họ chịu trách nhiệm điều tiết.


Bài viết của Jeffrey A. Tucker. Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của chính tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Thiên Thảo Blog’s chuyển ngữ.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

BÀI VIẾT MỚI

Theo dõi Thiên Thảo’s Blog

THEO DÕI BLOG TỪ EMAIL / SUBSCRIBE

Nhập địa chỉ email để theo dõi những bài đăng mới nhất của Thiên Thảo’s Blog.

Tạo một blog trên WordPress.com