Ngày càng nhiều những lời nói dối của ĐCSTQ bị vạch trần

Bình luận

Chiến tranh thông tin là một phần trong chiến lược “chiến thắng không cần chiến đấu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ): gây ảnh hưởng và thuyết phục những người ra quyết định của đối thủ, các nhà lãnh đạo nước ngoài và những người có  ý định khác về hòa bình của Trung Quốc bất chấp thực tế.

Chiến tranh thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu của ĐCSTQ (thường đạt được bằng sự trả giá của người khác) thông qua các phương tiện truyền thông, ngoại giao và các nỗ lực khác được phối hợp tốt nhằm ngăn chặn hoặc trì hoãn những hành động của các quốc gia khác có thể cản trở các kế hoạch của Trung Quốc.

Đừng nhầm lẫn. Mặc dù về bản chất là phi động lực học, nhưng chiến tranh thông tin là cuộc chiến thực sự: có kẻ thắng người thua, và người Trung Quốc chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Nếu họ thành công, các quyền tự do và tự chủ của phương Tây sẽ biến mất. Như vị tướng quân và nhà chiến lược Trung Quốc Tôn Tử đã viết trong “Nghệ thuật chiến tranh” vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên: “Chiến tranh là cách lừa nhau. Đánh được phải vờ không đánh nổi, hành quân phải vờ như bất động, gần phải vờ như xa, xa phải vờ như gần”. Chiến tranh thông tin của Trung Quốc đã được triển khai trong nhiều thập niên bằng cách sử dụng chiến thuật của TônTử nhằm đánh lạc hướng phương Tây và những nước khác nhằm che đậy những nỗ lực không ngừng của ĐCSTQ nhằm thống trị thế giới theo mọi cách có thể tưởng tượng được. Đây là chiến tranh bằng các phương tiện khác.

Bất kể những lời dối trá đáng sợ vô tận được các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra, điều quan trọng là phải chú ý đến chúng theo định kỳ vì ĐCSTQ gửi tín hiệu về những mối lo ngại và ưu tiên thực sự của nó khi nó tấn công những người khác—đặc biệt là “kẻ thù chính” của nó, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ .

Chúng ta hãy cùng xem lại một số lời nói dối của cộng sản Trung Quốc do truyền thông nhà nước phát đi trong những tuần gần đây để xem liệu chúng ta có thể xác định được mối quan tâm thực sự của họ hay không.

“Nền dân chủ mang đặc sắc Trung Quốc”

Một chủ đề tuyên truyền được lặp đi lặp lại là “nền dân chủ mang đặc sắc Trung Quốc” tốt hơn nhiều so với nền dân chủ kiểu phương Tây. Điều đó thật nực cười vì nền dân chủ ở Trung Quốc chỉ giới hạn trong việc bỏ phiếu cho các ứng cử viên được ĐCSTQ chấp thuận trong tất cả các cuộc bầu cử. Tuy nhiên, Thời báo Hoàn Cầu vào ngày 11 tháng 2 đã có một bài viết với tiêu đề lớn rằng “tính hiếu chiến của nền dân chủ Hoa Kỳ [là] bắt nguồn từ quyền bá chủ, bắt nạt và độc đoán”.

Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã tạo một video hoạt hình vào tháng 9 năm 2020 để quảng bá Thuyết Chủng tộc Phê phán cho phụ huynh và trẻ em Mỹ. (Ảnh chụp màn hình của video)

Hãy cùng xét rằng sau Thế chiến II, những người Đức và Nhật Bản bại trận hiện đang phát triển mạnh mẽ trong các nền dân chủ sôi động được tái thiết với sự trợ giúp mang tính dân chủ thân thiện của Hoa Kỳ. Bất kỳ lời phàn nàn cục bộ nào về nền dân chủ kiểu phương Tây ở hai quốc gia đó ngày nay đều bị gán cho phe cực tả và cực hữu.

Ngoài ra, người dân trên thế giới đang bỏ phiếu ủng hộ phong cách dân chủ mà họ ưa thích. Người châu Phi và người Trung Đông đã tràn vào Tây Âu trong nhiều thập niên, trong khi 6 triệu người nhập cư bất hợp pháp từ khắp nơi trên thế giới (và thậm chí cả Trung Quốc!) đã tràn vào Hoa Kỳ qua biên giới Mexico trong hai năm qua. Ngược lại, không ai kêu gào đòi di cư sang Trung Quốc độc tài, bởi hàng thập niên diệt chủng đang diễn ra ở Tây Tạng và Đông Turkmenistan và sự đàn áp các nhóm thiểu số khác, cũng như cảnh tượng đàn áp dã man nền dân chủ của Hồng Kông bắt đầu từ năm 2020.

Tuy nhiên, người Trung Quốc phải tiếp tục tấn công nền dân chủ kiểu phương Tây vì đó là hình thức chính phủ thống trị mà hầu hết mọi người trên thế giới đều khao khát. Vậy nên, những người cộng sản buộc phải chơi trò chơi chữ này để vượt qua phương Tây bằng cách tuyên truyền rằng “nền dân chủ mang đặc sắc Trung Quốc” bằng cách nào đó là hệ thống tốt hơn. Thật vô lý, nhưng chiến dịch chiến tranh thông tin của họ vẫn tiếp tục không mảy may suy giảm về chủ đề này.

Đảo ngược chính sách Zero-COVID

Trong gần ba năm kể từ khi được thực hiện theo chỉ đạo cá nhân của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, chính sách zero-COVID phản khoa học đã tàn phá dân số và nền kinh tế Trung Quốc thông qua các biện pháp phong tỏa bắt buộc tùy tiện, hạn chế đi lại, chế độ xét nghiệm hà khắc, quy định đeo khẩu trang vô nghĩa, tiêm chủng bắt buộc và các biện pháp hạn chế khác.

Tập Cận Bình, đoàn ngoại giao “chiến lang” của ông ta và các phương tiện truyền thông nhà nước đã thổi phồng thành công bề mặt trong việc kiểm soát COVID-19, sự lãnh đạo của cá nhân Tập trong khi cố gắng thuyết phục thế giới áp dụng các biện pháp ngăn chặn COVID của Trung Quốc ở mọi nơi.

Lính cứu hỏa phun nước vào đám cháy tại một tòa nhà dân cư ở Urumqi thuộc Khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc vào ngày 24 tháng 11 năm 2022, trong một đoạn video tĩnh. Ở một góc độ khác, có thể thấy nước không thể tiếp cận đám cháy trong tòa nhà do lực lượng cứu hỏa được cho là đang bị mắc kẹt bên ngoài do phong tỏa vì COVID-19. (Ảnh AP)

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã suy giảm khi thực hiện chính sách zero-COVID, đặc biệt là trong quý 4 năm 2022 (2,9%), với mức tăng trưởng GDP được báo cáo chính thức đã giảm hơn một nửa từ năm 2021 (8,1%) xuống 2022 (3%). Ngoài ra, các cuộc biểu tình và bạo loạn trên đường phố đã nổ ra ở hàng chục thành phố vào cuối năm 2022, dẫn đến cuộc cách mạng giấy trắng mà cuối cùng đã buộc Tập Cận Bình phải lẩn trán và hủy bỏ chính sách zero-COVID của mình vào tháng 12.

Đây là một sự đảo ngược chính sách đáng chú ý sánh ngang với việc đảo ngược các chính sách tai hoạ của ĐCSTQ liên quan đến Cách mạng Văn hóa (hàng triệu người chết) và chính sách một con (dân số Trung Quốc hiện đang giảm). ĐCSTQ không bào chữa hay thừa nhận thất bại! Xét cho cùng, kỹ năng quản lý của ĐCSTQ không thể bị thách thức ở Trung Quốc!

Tuy nhiên, mặc dù cụm từ “zero-COVID” đã bị ém nhẹm xuống như một tảng đá nóng bỏng tay, Thời báo Hoàn Cầu vào ngày 29 tháng 1 đã tuyên bố rằng “cách tiếp cận COVID của Trung Quốc nêu bật sự đoàn kết, cộng đồng với tương lai chung” và rằng Trung Quốc đã “bước vào một giai đoạn mới trong ngăn ngừa và kiểm soát COVID”. Làm thế nào để có thể khéo léo đưa tin về việc đảo ngược chính sách mà không đề cập đến sự gia tăng số ca tử vonglây nhiễm trên khắp Trung Quốc trong khi cố gắng giảm nhẹ các báo cáo của phương tiện truyền thông phương Tây về những thất bại trong chính sách COVID của Trung Quốc?

Trong chiến dịch chiến tranh thông tin của ĐCSTQ chống lại Hoa Kỳ và phương Tây, ảo tưởng về sự lãnh đạo của Trung Quốc bất chấp sự thật trái ngược tiếp tục được thúc đẩy. Thông điệp tuyên truyền rằng vai trò lãnh đạo thế giới của Trung Quốc trong việc “chiến đấu với COVID” vẫn không hề suy giảm và rằng một giai đoạn mới đã bắt đầu, đừng bận tâm đến việc nhắc lại cụm từ Zero-COVID vào trong phần hồi ức này.

Những lời dối trá về khinh khí cầu

Câu chuyện về “cổng khí cầu” đã thu hút sự chú ý của thế giới trong những tuần qua. Chính quyền Biden đã cho phép một khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Hoa Kỳ và trôi dạt trên lục địa Hoa Kỳ, thu thập dữ liệu ở khu vực lân cận các hầm chứa hạt nhân và các cơ sở quân sự rất nhạy cảm khác của Hoa Kỳ cho đến khi nó cuối cùng cũng bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina vào ngày 4 tháng 2.

Các đặc vụ FBI chỉ định cho nhóm phản hồi bằng chứng xử lý tài liệu thu được từ khinh khí cầu do thám Trung Quốc thu được ngoài khơi bờ biển Nam Carolina, tại phòng thí nghiệm của FBI ở Quantico, Va., vào ngày 9 tháng 2 năm 2023. (FBI qua AP)

Một loạt các báo cáo điều tra đã vạch trần các sứ mệnh khinh khí cầu của Trung Quốc đã được thực hiện trên khắp thế giới trong vài năm qua, các hành vi vi phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc mà không bị trừng phạt, và sự suy đoán tràn lan về các sứ mệnh khinh khí cầu có thể xảy ra trong quá khứ và tương lai. Hoa Kỳ đã xác định rằng “khinh khí cầu được gắn với một chương trình giám sát lớn do quân đội Trung Quốc điều hành, bao gồm việc sử dụng các khí cụ bay tương tự ở hơn 40 quốc gia dưới sự chỉ đạo của Quân đội Giải phóng Nhân dân”, theo Fox News.

Trong khi việc thu hồi mảnh vỡ khinh khí cầu vẫn đang được tiến hành, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 419-0 vào ngày 9 tháng 2 để lên án Bắc Kinh vì “sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Hoa Kỳ”. Lưu ý rằng trong hiện trạng siêu đảng phái, bị chia rẽ về chính trị của Hoa Kỳ, thì việc có được một cuộc bỏ phiếu nhất trí như vậy về bất cứ điều gì là một sự kiện đáng chú ý.

Có lẽ ngạc nhiên trước phản ứng của Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án cả việc bắn hạ “khí cầu nghiên cứu dân sự” cũng như “sự leo thang chính trị” của Hoa Kỳ về sự cố khinh khí cầu. Bắc Kinh cũng xác nhận rằng họ đã từ chối đề nghị của Hoa Kỳ về một cuộc điện đàm để thảo luận về khinh khí cầu vào ngày 9 tháng 2. Và đến ngày 10 tháng 2, Nhân dân Nhật báo tiếp tục tuyên bố rằng khinh khí cầu là “khí cầu dân sự không người lái [đã] vô tình đi vào không phận Hoa Kỳ tuần trước do bất khả kháng”. (Bất khả kháng có nghĩa là “một sự kiện hoặc ảnh hưởng mà không thể lường trước hoặc kiểm soát một cách hợp lý”)

ĐCSTQ vẫn kiên trì với lời nói dối về khinh khí cầu dân sự của mình bất chấp các báo cáo rằng khinh khí cầu của họ “được vận hành với sự tham gia của Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF), một bộ chỉ huy được giao nhiệm vụ chiến lược không gian, mạng và tác chiến điện tử cho quân đội Trung Quốc”, theo tờ Tin tức Nhật Bản. Cũng theo báo cáo của hãng tin Nhật Bản: “Khinh khí cầu gián điệp Trung Quốc [đã được liên kết] với một chương trình giám sát rộng lớn do PLA [Quân đội Giải phóng Nhân dân] điều hành… [rằng] đã thu thập thông tin về tài sản quân sự ở… Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và Philippines”.

Mục tiêu chiến tranh thông tin “cổng khinh khí cầu” của Trung Quốc là trì hoãn, từ chối, gây hoang mang, tấn công và cố gắng lật ngược kịch bản khi bị bắt quả tang. Giữ “thể diện” là lựa chọn duy nhất trong một tình huống như thế này do ĐCSTQ tự tạo ra, ngay cả khi sự thật sẽ hủy diệt những tuyên bố của nó. Đây luôn là đường lối của cộng sản Trung Quốc!

Suy nghĩ kết luận

Chiến dịch chiến tranh thông tin của ĐCSTQ chống lại phương Tây tuyên truyền những câu chuyện và những điều hoang đường dài kỳ ra thế giới, chẳng hạn như tính ưu việt của “nền dân chủ mang đặc sắc Trung Quốc” và sự lãnh đạo thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Bắc Kinh cũng đủ nhanh nhẹn—nhưng khá vụng về—trong việc ứng phó với những tình huống khó xử mới nổi như “khinh khí cầu”.

Sự phủ nhận của cộng sản hầu như luôn nhằm để che đậy sự thật. Các cuộc tấn công vào Hoa Kỳ và phương Tây không phải là hành vi của các quốc gia văn minh. Những lời xúc phạm ngoại giao của Trung Quốc đã trở thành thông lệ. Thực tế hầu như luôn trái ngược với tuyên bố của giới lãnh đạo, các nhà ngoại giao và truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Thực tế là tiếng nói của cộng sản Trung Quốc, đặc biệt, là một phần không thể thiếu trong chiến dịch chiến tranh thông tin của ĐCSTQ chống lại phần còn lại của thế giới, và việc lặp đi lặp lại không ngừng những lời dối trá của nó thực sự tác động tiêu cực đến những người yếu ớt và thiếu hiểu biết trong chúng ta.

Hoa Kỳ và phương Tây cần phải liên tục đối mặt với những lời dối trá và đẩy lùi sự hiếu chiến của Trung Quốc ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào nó bị phát hiện bởi vì điều đó sẽ không dừng lại cho đến khi ĐCSTQ bị tiêu diệt.

Bài viết của Stu Cvrk. Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Thiên Thảo’s Blog chuyển ngữ.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

BÀI VIẾT MỚI

Theo dõi Thiên Thảo’s Blog

THEO DÕI BLOG TỪ EMAIL / SUBSCRIBE

Nhập địa chỉ email để theo dõi những bài đăng mới nhất của Thiên Thảo’s Blog.

Tạo một blog trên WordPress.com